Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

Gương mặt mới của tài chính tiêu dùng

vay thế chấp lãi suất thấp

Ngày 13/12/2016, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành văn bản chấp thuận việc sáp nhập Công ty Tài chính cổ phần Vinaconex-Viettel (VVF) vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB). Được biết, VFF có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, còn SHB có vốn điều lệ hơn 9.485 tỷ đồng. Như vậy, sau khi tiến hành sáp nhập, vốn điều lệ của SHB sẽ tăng lên 10.485 tỷ đồng.


Hướng tới nhu cầu tài chính siêu nhỏ là “món ăn” phù hợp với một bộ phận lớn người dân

(ĐTCK) Ngày 13/12/2016, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành văn bản chấp thuận việc sáp nhập Công ty Tài chính cổ phần Vinaconex-Viettel (VVF) vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB). Được biết, VFF có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, còn SHB có vốn điều lệ hơn 9.485 tỷ đồng. Như vậy, sau khi tiến hành sáp nhập, vốn điều lệ của SHB sẽ tăng lên 10.485 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc SHB cho biết, việc sáp nhập một công ty tài chính thay vì lập mới xuất phát từ những lý do sau: Thứ nhất, xét về mục đích, SHB muốn phát triển thêm mảng bán lẻ tiêu dùng. Với SHB, bán lẻ ngân hàng và tài chính tiêu dùng là khác nhau.

Bán lẻ ngân hàng là do ngân hàng thực hiện, quy mô mỗi khoản vay khá lớn, từ hàng chục, hàng trăm triệu đồng/món trở lên. Trong khi đó, quy mô mỗi món vay của công ty tài chính tiêu dùng thường nhỏ hơn, chỉ từ vài triệu tới vài chục triệu đồng, tập trung vào khác hàng có thu nhập thấp, hoặc nhân lực mới đi làm.

Thứ hai, VVF đã có sẵn bộ máy và mạng lưới hoạt động, nên việc sáp nhập sẽ có lợi hơn về chi phí cơ hội, cũng như chi phí đầu tư. Tuy nhiên, khi sáp nhập xong, SHB sẽ thành lập mới pháp nhân, với tên gọi đầy đủ là Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (viết tắt là Công ty Tài chính tiêu dùng SHB).
Cũng theo ông Lê, Công ty Tài chính tiêu dùng SHB chỉ nhắm tới phân khúc khách hàng duy nhất là tài chính tiêu dùng như mua điện thoại, máy tính, chi trả hàng hoá - dịch vụ khác..., với quy mô mỗi món vay nhỏ, từ vài triệu tới vài chục triệu đồng. Điều này khác với những công ty tài chính tiêu dùng khác, bởi có nơi cho vay thế chấp sổ đỏ đến tiền tỷ.

Nói chung, Công ty Tài chính tiêu dùng SHB hướng tới nhu cầu tài chính siêu nhỏ của một bộ phận người dân như sinh viên, nhân viên vừa đi làm, hộ gia đình có thu nhập thấp.“Như vậy, ngoài việc phát triển mảng dịch vụ tài chính tiêu dùng, việc thành lập công ty tài chính của SHB cũng góp phần giảm cho vay thế chấp nặng lãi, ‘tín dụng đen’ của một bộ phận người dân thu nhập thấp và trung bình”, ông Lê nhấn mạnh.

Tiếp đó, đến ngày 14/12/2016, tại Hà Nội, Công ty Tài chính TNHH MTV MB (MCredit), công ty thành viên 100% vốn của Tập đoàn MB, với sự tư vấn chuyên môn của đối tác Shinsei Bank (Nhật Bản) đã chính thức ra mắt.

Trong năm 2017, dự kiến sẽ có thêm một số công ty tài chính nữa ra đời. Chẳng hạn, báo cáo quản trị năm 2016 của ACB cho thấy, HĐQT ACB đã lên phương án mua lại Công ty Tài chính TNHH MTV Bưu điện (PTFinance) hồi đầu tháng 8/2016, để dự kiến có thể đưa ra thị trường công ty tài chính tiêu dùng mới trong thời gian tới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét