Chủ Nhật, 13 tháng 8, 2017

Ngân hàng thực hiện các biện pháp kiểm soát dòng tín dụng vào BĐS.

Chuyên gia tài chính - ngân hàng Đinh Thế Hiển khẳng định, nếu các ngân hàng tiếp tục “rót” vốn ồ ạt vào BĐS như trong năm vừa qua sẽ chắc chắn mất thanh khoản trong thời gian tới chứ chưa nói đến độ rủi ro. Vì thế, việc Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra ý kiến về việc sẽ thực hiện những giải pháp kiểm soát dòng tín dụng vào BĐS là cấp thiết, buộc phải triển khai sớm.

Theo TS. Đinh Thế Hiển, cho dù dòng vốn cho vay vẫn tốt, người vay vẫn trả được nợ song việc đem nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn có thể gặp rủi ro lớn về thanh khoản.

Vụ Tín dụng cho biết, dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh BĐS (không bao gồm hoạt động cho vay mua nhà ở, vay cá nhân sửa nhà, vay mua nhà trả góp, ...) tập trung lớn nhất vào phân khúc mua, xây dựng, sửa chữa nhà, xây dựng đô thị (chiếm 60%).

Thị trường BĐS sẽ ảnh hưởng nặng nề khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp kiểm soát dòng tín dụng vào BĐS.
Nguyên nhân khiến Ngân hàng Nhà nước cần thiết phải siết chặt các quy định là do dấu hiệu nóng lại của thị trường BĐS trong năm 2015 và dư nợ cho vay kinh doanh BĐS cũng thường chiếm tỷ trọng cao trong những khoản nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Giới phân tích đánh giá, việc giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được dùng để cho vay trung - dài hạn của từng khối theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước cho thấy định hướng hạn chế cấp tín dụng trung - dài hạn, giảm rủi ro thanh khoản. Đồng thời, việc này cũng giảm cho vay đối với lĩnh vực BĐS (do những khoản vay này thường là vay trung - dài hạn) của Ngân hàng Nhà nước.

Qua đó, Ngân hàng Nhà nước đang hướng đến việc tăng cường tính an toàn và bảo đảm sự ổn định của hệ thống ngân hàng trong trung và dài hạn.
Ông Hiển cho biết, việc dư nợ tín dụng trong lĩnh vực BĐS tăng mạnh cho thấy sự sôi động của thị trường BĐS trong năm vừa qua khi các ngân hàng đẩy mạnh cho vay cho vay tiền xây nhà lãi suất thấp dự án và cho vay mua nhà, đất. Bên cạnh đó, việc các ngân hàng đẩy mạnh giải ngân cho vay còn giúp giá trị tồn cho BĐS giảm nhanh. Song, nếu dòng vốn này cứ chảy mãi mà không được kiểm soát chặt chẽ sẽ tạo ra nhiều rủi ro cho thị trường.

Ngoài ra, TS. Hiển còn cho biết thêm, một số doanh nghiệp BĐS lớn trên thị trường hiện nay chắc chắn sẽ rơi vào tình huống… kẹt vốn, dẫn tới dự án sẽ bị giãn tiến độ đầu tư, trầm trọng hơn là “trùm mền”.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét